DỰ ÁN: TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO CẤP CƠ SỞ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VÀ ỨNG PHÓ ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2022
Khoản viện trợ số TF-B6532
Gói thầu: Tư vấn Xây dựng tài liệu Hướng dẫn truyền thông
Mã gói thầu: CSI-10
- Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội nhận được một khoản viện trợ không hoàn lại (dưới đây gọi là “Khoản viện trợ”) từ Ngân hàng Thế giới để thực hiện Dự án Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Một phần của khoản viện trợ này dự định sẽ được sử dụng để chi trả cho Hợp đồng dịch vụ tư vấn cá nhân: Tư vấn Xây dựng tài liệu Hướng dẫn truyền thông (“Dịch vụ tư vấn”)
- Chi tiết dịch vụ tư vấn (“Dịch vụ”) bao gồm: phát triển 01 Hướng dẫn về truyền thông nguy cơ và 01 set tài liệu truyền thông cho cấp cơ sở. Hoạt động này thuộc Hợp phần 2: Nâng cao nhận thức và kiến thức nhằm thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng thông qua truyền thông về nguy cơ. Tư vấn dự kiến làm việc 43 ngày trong vòng 4 tháng. Chi tiết được mô tả trong điều khoản tham chiếu (TOR) được đính kèm thư này.
- Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội mời các ứng viên hợp lệ bày tỏ quan tâm để cung cấp dịch vụ nêu trên. Các ứng viên cần cung cấp thông tin thể hiện năng lực đáp ứng các yêu cầu để thực hiện dịch vụ này.
- Các tư vấn cần lưu ý các quy định tại Mục III, các đoạn 3.14, 3.16 và 3.17 của Quy chế đấu thầu mua sắm dành cho Bên vay vốn tài trợ dự án đầu tư của Ngân hàng Thế giới, Phiên bản thứ tư, tháng 11 năm 2020 (“Quy chế Đấu thầu mua sắm”), trong đó có quy định về chính sách của Ngân hàng Thế giới về xung đột lợi ích.
- Tư vấn sẽ được lựa chọn theo các thủ tục về tuyển chọn tư vấn cá nhân được nêu trong Quy chế Đấu thầu Mua sắm.
- Để biết thêm thông tin chi tiết, đề nghị liên hệ với địa chỉ dưới đây trong giờ hành chính: 8h30 – 17h00 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
- Hồ sơ quan tâm bằng văn bản (tiếng Việt hoặc Tiếng Anh) phải được gửi đến đến điạ chỉ dưới dây bằng cách nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua email trước 9h00 Thứ Năm ngày 18/08/2022.
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
Lô 81 – TT4, Mỹ Đình – Sông Đà, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
T: (+84 24) 3 782 0058
Email: isds.covid@gmail.com
Website: www.isds.org.vn
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Vị trí: Tư vấn Xây dựng tài liệu Hướng dẫn truyền thông
Làm việc tại: Hà Nội và di chuyển tới địa bàn dự án
Thời gian: 43 ngày trong vòng 4 tháng
Báo cáo cho: Giám đốc Dự án
1. TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Thông tin chung
Dự án Tăng cường năng lực của cấp cơ sở để chuẩn bị ứng phó đại dịch COVID-19 tại Việt Nam (“SPRCOVID”) kéo dài 3 năm (1/2022-12/2024) được Viện Nghiên cứ Phát triển Xã hội phát triển và triển khai. Dự án được nhận khoản viện trợ phi ODA trị giá 2.75 triệu đô la Mỹ từ Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản (JSDF) thông qua Ngân hàng Thế giới.
- Địa bàn dự án: Vĩnh Phúc, Khánh Hòa và Long An, Tại mỗi tỉnh, dự án lựa chọn 9 xã thuộc 3 huyện. Tổng số xã triển khai dự án là 27 xã..
- Đối tác địa phương: Sở Y tế 3 tỉnh, Trung tâm Y tế 9 huyện, Ủy ban Nhân dân và Trạm y tế 27 xã.
- Người hưởng lợi chính: toàn bộ dân số, chính quyền địa phương và các bên liên quan, các nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu và các nhân viên tuyến đầu tại các xã dự án. Dự án cũng sẽ mang lại lợi ích cho các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm người già, lao động nhập cư phi chính thức, người dân tộc thiểu số và các nhóm dân cư liên quan đến HIV như người nhiễm HIV/ AIDS, người sử dụng ma túy và phụ nữ mại dâm
1.2. Mục tiêu dự án
Mục tiêu phát triển của dự án là tăng cường năng lực cộng đồng, bao gồm các nhóm dân cư dễ bị tổn thương và các nhân viên tuyến đầu trong việc chuẩn bị và ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng như các trường hợp khẩn cấp về y tế khác tại các tỉnh dự án.
Mục tiêu phát triển dự án sẽ đạt được thông qua:
- Nâng cao năng lực của chính quyền địa phương và các bên liên quan trong việc hợp tác liên ngành để chuẩn bị và ứng phó với COVID-19 và / hoặc các sự kiện y tế khẩn cấp khác.
- Nâng cao năng lực của các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương trong việc kiểm soát lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu trong thời kỳ đại dịch và / hoặc các sự kiện y tế khẩn cấp khác trong tương lai.
- Nâng cao năng lực nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu tuyến xã trong việc hỗ trợ điều trị và chuyển tuyến các ca nhiễm.
- Nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của các cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là các thành viên của các nhóm dân số dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nhiều nhất trong việc phòng chống lây nhiễm, giám sát và chăm sóc sức khỏe tại nhà.
- Giảm tác động của COVID-19 đối với các cá nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất thuộc các nhóm dân số dễ bị tổn thương
1.3. Các hợp phần dự án
Dự án bao gồm 4 hợp phần:
- Hợp phần 1. Xây dựng năng lực ở cấp cơ sở về Chuẩn bị, Ứng phó, Phục hồi và Khả năng phục hồi từ COVID-19 và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe khác
- Hợp phần 2. Nâng cao nhận thức và kiến thức nhằm thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng thông qua truyền thông về nguy cơ
- Hợp phần 3. Xây dựng và thí điểm mô hình hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương để chuẩn bị và ứng phó với COVID-19
- Hợp phần 4. Quản lý và Điều hành Dự án, Giám sát và Đánh giá, và Phổ biến kiến thức
1.4. Mục đích tuyển tư vấn
Điều khoản tham chiếu này được xây dựng để tuyển 1 tư vấn để phát triển 01 Hướng dẫn về truyền thông nguy cơ và 01 set tài liệu truyền thông cho cấp cơ sở. Hoạt động này thuộc Hợp phần 2: Nâng cao nhận thức và kiến thức nhằm thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng thông qua truyền thông về nguy cơ.
Mục đích cơ bản của dịch vụ tư vấn này nhằm cải thiện năng lực truyền thông nguy cơ cho cán bộ tuyến đầu, và triển khai các hoạt động và sáng kiến truyền thông tại cộng đồng, tập trung vào tăng cường nhận thức, kiến thức, thái độ và hành vi của các thành viên trong cộng đồng, bao gồm các nhóm dễ bị tổn thương và các nhóm bị ảnh và bị ảnh hưởng nhiều nhất,trong việc phòng chống lây nhiễm, giám sát và chăm sóc sức khỏe tại nhà.
Mục đích này đạt được thông qua việc phát triển: 1/ Hướng dẫn truyền thông nguy cơ và 2/ bộ tài liệu truyền thông cho cấp cơ sở bao gồm các thông tin chính về các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với COVID-19. Dựa trên Hướng dẫn đã phát triển, các nhân viên tuyến đầu, bao gồm chính quyền địa phương và các bên liên quan, nhân viên y tế, sẽ được tập huấn về truyền thông nguy cơ. Bộ tài liệu truyền thông sẽ được phổ biến dưới cộng đồng thông qua nhiều kênh như loa, họp thôn, các sự kiện truyền thông nhỏ, hay các hoạt động hội nhóm như trò chơi, fanpage, Zalo, v.v.
2. TRÁCH NHIỆM CỦA TƯ VẤN
2.1. Nhiệm vụ cụ thể
- Tập hợp và rà soát các tài liệu, hướng dẫn sẵn có của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn về truyền thông nguy cơ và các tài liệu truyền thông về COVID-19;
- Phát triển bộ tài liệu hướng dẫn truyền thông bao gồm:
- 01 Hướng dẫn về truyền thông nguy cơ, bao gồm các nội dung:
- Tóm tắt khái niệm về truyền thông nguy cơ, năm nguyên tắc và ba thành tố của truyền thông nguy cơ, bốn chiến lược truyền thông nguy cơ.
- Quản lý nguy cơ và những nhiệm vụ của lực lượng tuyến đầu trong phòngchống dịch bệnh và vấn đề y tế công cộng khẩn cấp
- Xác định các đối tác phối hợp và huy động sự tham gia của các bên liên quan
- Quản lý và chia sẻ thông tin và những nhiệm vụ của nhóm tuyến đầu trong tình huống dịch bệnh và vấn đề y tế công cộng khẩn cấp
- Xây dựng và điều chỉnh chiến lược/kế hoạch truyền thông phù hợp với diễn biến của vụ dịch và vấn đề y tế công cộng khẩn cấp
- 01 Bộ tài liệu truyền thông cộng đồng, bao gồm các nội dung:
- Thông tin chính về COVID-19, các biện pháp phòng chống và ứng phó, chăm sóc sức khỏe tại nhà với các ca nhiễm trong dịch bệnh
- Các nguyên tắc chính trong việc phòng chống và ứng phó các trường hợp khẩ cấp về sức khỏe
- Chỉnh sửa các tài liệu trên sau khi tham vấn với tỉnh/ huyện/ xã tại 3 tỉnh dự án
- Tham vấn với các chuyên gia;
- Phát triển tài liệu đào tạo truyền thông nguy cơ;
- Tư vấn sẽ được cân nhắc lựa chọn thực hiện các lớp tập huấn về các tài liệu này.
2.2. Kết quả đầu ra và thời hạn dự kiến
STT | Đầu ra | Thời hạn dự kiến | Ghi chú |
1 | Tổng hợp các tài liệu, hướng dẫn sẵn có của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn về truyền thông nguy cơ và các tài liệu truyền thông về COVID-19 | 10 ngày sau khi kí hợp đồng | – Tiếng Việt và Tiếng Anh (nếu bản gốc là Tiếng Anh)
– File điện tử |
Hướng dẫn về truyền thông nguy cơ | |||
2 | Đề cương | 10 ngày sau khi tổng hợp xong tài liệu | – Tiếng Việt
– File điện tử (Word) |
3 | Dự thảo 1 | 30 ngày sau hoàn thiện đề cương theo góp ý | |
4 | Dự thảo 2 – sau tham khảo ý kiến chuyên gia | 10 ngày sau khi nhận ý kiến cho Dự thảo 1 | |
5 | Dự thảo 3 – sau khi tham khảo kết quả ban đầu của Đánh giá đầu kì | 10 ngày sau khi nhận ý kiến dự thảo 2 | |
6 | Tài liệu tập huấn và chương trình đào tạo truyền thông nguy cơ cho cả tập huấn giảng viên (TOT) và tập huấn cho tuyến xã | 10 ngày sau khi Dự thảo 3 được chấp nhận bởi CPMU | – Tiếng Việt
– File điện tử (Word, Powerpoint, etc.) |
Bộ tài liệu truyền thông cộng đồng | |||
7 | Đề cương | 5 ngày sau khi tổng hợp xong tài liệu | – Tiếng Việt
– File điện tử |
8 | Dự thảo 1 | 20 ngày sau hoàn thiện đề cương theo góp ý | |
9 | Dự thảo 2 – sau tham khảo ý kiến chuyên gia | 10 ngày sau khi nhận ý kiến cho Dự thảo 1 | |
10 | Dự thảo 3 – sau khi tham khảo kết quả ban đầu của Đánh giá đầu kì | 10 ngày sau khi nhận ý kiến dự thảo 2 |
2.3. Cơ sở vật chất được dự án cung cấp
Dự án sẽ hỗ trợ tư vấn khu vực làm việc tại văn phòng dự án với internet và quyền truy cập các thông tin và tài liệu dự án.
3. YÊU CẦU VỀ TRÌNH ĐỘ VÀ KINH NGHIỆM
- Có bằng Thạc sĩ trở lên trong lĩnh vực y tế hoặc khoa học xã hội (ưu tiên chuyên ngành y);
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong việc phát triển kế hoạch và/ hoặc đào tạo về truyền thông nguy cơ và truyền thông về các bệnh truyền nhiễm;
- Có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị và ứng phó với các bệnh truyền nhiễm, bao gồm COVID-19;
- Am hiểu về hệ thống y tế nhà nước từ trung ương tới cấp cơ sở;
- Có kỹ năng đào tạo tốt;
- Kỹ năng tiếng Anh tốt
VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ thành lập vào ngày 27 tháng 05 năm 2002 và trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Các hoạt động của ISDS bao gồm nghiên cứu, vận động chính sách, truyền thông và nâng cao năng lực cho cộng đồng. Tầm nhìn của ISDS là một Việt Nam xóa đói nghèo, tiếng nói mọi người được lắng nghe, công lý xã hội được thực thi, đa dạng xã hội được cổ vũ và xã hội bình đẳng cho mọi người. Sứ mệnh của ISDS là làm việc với các đối tác trong và ngoài nước xây dựng một xã hội Việt Nam công bằng, dân chủ, hòa nhập và có sự tham gia, với trọng tâm là thúc đẩy quyền của các nhóm thiệt thòi
Liên hệ: (Bà) Nguyễn Thùy Phương, Quản lý Hành chính
Viện Nghiên cứu Xã hội
Lô 81-TT4, Khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Tel. 024 37820058; Mobile: 0936868308; Email: thuyphuong@isds.org.vn
Website: www.isds.org.vn