Hiện nay trên thế giới đã có hơn 78,2 triệu người nhiễm COVID 19, trong đó hơn 1.7 triệu người tử vong. Tại Việt Nam, hiện nay đã có 1.414 trường hợp nhiễm COVID 19, 35 người tử vong. Chính phủ Việt Nam là một trong những nước đã có biện pháp hiệu quả ứng phó với đại dịch và chúng ta đã trở lại với tình trạng “Bình thường mới”, tập trung phòng ngừa và ứng phó COVID 19 đi đôi với phát triển kinh tế.
Theo báo cáo của Ngôi nhà bình yên, số vụ bạo lực gia đình trong thời gian cách ly xã hội tăng gấp đôi. Hiện nay có hơn 17000 người đang thực hiện cách ly tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly tập trung, co sở lưu trú và cách ly tại cộng đồng. Tình trạng bạo lực gia tăng trong thời gian cách ly cùng với sự gián đoạn các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của bạo lực, đã đến lúc chúng ta cần hành động để phòng chống bạo lực, đảm bảo môi trường an toàn cho phụ nữ trẻ em, đặc biệt là trong các tình huống khủng hoảng như đại dịch COVID 19.
Để giải quyết vấn đề này, UN Women cùng với các cơ quan đối tác khác của LHQ là UNFPA và UNICEF đã xây dựng dự án “Hỗ trợ các can thiệp nhằm xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em tại Việt Nam trong bối cảnh khẩn cấp của đại dịch COVID-19 năm 2020” do Chính phủ Australia tài trợ. Dự án này hỗ trợ các nỗ lực không mệt mỏi của chính phủ Việt Nam trong đại dịch COVID-19 nhằm xây dựng một hệ thống quốc gia mạnh mẽ và bền bỉ hơn, có thể ứng phó tốt hơn với các tác động xã hội của đại dịch COVID-19, đặc biệt là giải quyết tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em (BLPNTE) một cách tổng thể và có hệ thống.
Trong những năm vừa qua, thông qua các chương trình hợp tác với Hội LHPN thành phố Đà Nẵng và Sở Lao động, Thương binh và xã hội thành phố HCM, UN Women đã hỗ trợ kỹ thuật cho Thành phố Đà Nẵng và thành phố HCMC để xây dựng Thành phố An toàn – không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Trong đó, chiến lược thu hút nam giới tự nguyện làm người tiên phong ủng hộ phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trong cộng đồng có sử dụng phương pháp tiếp cận của Chương trình Đối tác phòng ngừa (P4P) dựa trên nghiên cứu được tiến hành ở Việt Nam và trong khu vực về các cách thức diễn giải về nam tính và sự đa dạng về thái độ và hành vi xung quanh các đặc điểm về nam tính cho thấy nhiều cơ hội huy động nam giới thúc đẩy bình đẳng giới và các chuẩn mực nam tính không bạo lực. Theo đó, chiến lược huy động nam giới thúc đẩy BĐG với các can thiệp đã được tiến hành với thanh niên và người lớn tuổi tại Đà Nẵng và HCM để thay đổi nam tính tiêu cực và phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trước khi bạo lực xảy ra thông qua việc xây dựng thái độ về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về các vấn đề bạo lực, phát triển các kỹ năng tích cực liên quan đến việc trao quyền cho nam giới làm tình nguyện viên trong cộng đồng và trở thành những người tiên phong trong việc phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Hiện nay, 21 câu câu lạc bộ nam giới và 6 CLB nam giới tiên phong đã được thành lập tại và duy trì đồng thời tại Đà Nẵng và thành phố HCM. Trong bối cảnh COVID-19, các thành viên của các CLB này cũng đã đóng góp tích cực cho công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới
Tiếp nối thành công của mô hình CLB nam giới tiên phong, để thức đẩy các hoạt động nhằm thu hút sự tham gia của nam giới trong hoạt động bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, UN Women phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội dự kiến tổ chức “Diễn đàn quốc gia Nam giới tiên phong phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới trong bối cảnh COVID-19”. Diễn đàn này là một không gian mở cho các tổ chức và các nhóm/CLB nam giới tiên phong giới thiệu và chia sẻ các mô hình, bài học kinh nghiệm và thách thức trong việc huy động sự tham gia của nam giới vào công tác thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt trong bối cảnh Đại dịch COVID-19, làm tiền đề cho việc hình thành Mạng lưới Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực giới đầu tiên tại Việt Nam.
Mục tiêu
- Chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm triển khai các mô hình huy động nam giới tiên phong trong công tác bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt trong bối cảnh Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.
- Thúc đẩy và kết nối, làm tiền đề thành lập và vận hành mạng lưới Nam giới tiên phong trong thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới đầu tiên tại Việt Nam.
- Giới thiệu Kế hoạch hành động và Cơ cấu tổ chức cho Mạng lưới Nam giới tiên phong vì bình đẳng giới đầu tiên ở Việt Nam.
Địa điểm, thời gian tổ chức và công việc chủ trì
- Địa điểm: Khách sạn JW Marriott, số 8 Đỗ Đức Dục, Hà Nội.
- Thời gian: Sáng ngày 02 tháng 03 năm 2021.
- Thành phần tham gia: 40 đại biểu, bao gồm: Các tổ chức đã và đang vận hành các mô hình huy động nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam; Đại diện các câu lạc bộ nam giới từ các tỉnh, thành tại Việt Nam; Các nhà nghiên cứu, các chuyên gia quan tâm đến các mô hình huy động nam giới tiên phong trong hoạt động bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; Đại diện từ một số Bộ, Ngành, cơ quan, tổ chức liên quan như Bộ LĐTBXH, Bộ Văn Hóa, Thể Thao, Du Lịch, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên, VUSTA ….
Diễn đàn được phát trực tuyến trên Fan Page của ISDS.
Thông tin về Diễn đàn trên một số báo, đài:
- VTV1: Thời sự 12h00, 19h00 và 23h00 ngày 2/3/2021
- Báo Quân đội Nhân dân
- Báo VietnamPlus
- VOV World
- Phụ nữ mới
- Báo Dân sinh
- Khoa học Phát triển
- Petrotimes
- Tia sáng
- Báo Văn hoá