Các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (sau đây gọi là ASEAN) – Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Vương quốc Căm-pu-chia, Cộng hòa In-đô-nêxi-a, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Ma-lai-xi-a, Cộng hòa Liên bang Mi-an-ma, Cộng hòa Phi-lip-pin, Cộng hòa Xinh-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sau đây gọi riêng là “Bên” và gọi chung là “các Bên”;
THỪA NHẬN rằng hành vi buôn bán người vi phạm các quyền con người và xâm phạm nhân phẩm của con người.
NHẮC LẠI các nguyên tắc và mục tiêu của Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền, Hiến chương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (“Hiến chương ASEAN”) và Tuyên bố nhân quyền ASEAN, Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và trong trường hợp có thể áp dụng, Nghị định thư về phòng ngừa, trừng trị, trấn áp tội buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, cùng các điều ước quốc tế và các nghị quyết có liên quan của Liên hợp quốc về xóa bỏ nạn buôn bán người, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản, đối xử công bằng, pháp quyền và quyền được xét xử công bằng, nhanh chóng.
NHẤN MẠNH cam kết ghi nhận trong Hiến chương ASEAN về mục đích đối phó hữu hiệu với tất cả các mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và các thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tắc an ninh toàn diện;
Công ước này được áp dụng để phòng ngừa, điều tra và truy tố các tội phạm được quy định tại Điều 5 của Công ước, khi các hành vi phạm tội có tính chất xuyên quốc gia và liên quan đến những nhóm tội phạm có tổ chức cũng như cho việc bảo vệ và hỗ trợ các nạn nhân bị buôn bán.
Tải tài liệu TẠI ĐÂY.