BỘ NGOẠI GIAO ——- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 29/2011/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 26 tháng 04 năm 2011 |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về Tăng cường hợp tác phòng, chống buôn bán người, ký tại Bắc Kinh ngày 15 tháng 9 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 14 tháng 3 năm 2011.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản sao lục Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên.
Nơi nhận: |
TL. BỘ TRƯỞNG KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ PHÓ VỤ TRƯỞNGLê Thị Tuyết Mai |
HIỆP ĐỊNH
GIỮA
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VÀ
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
VỀ TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC PHÒNG, CHỐNG BUÔN BÁN NGƯỜI
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây được gọi là “hai Bên”);
Ý thức được hiệu quả hợp tác song phương trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống nạn buôn bán người;
Nhằm tăng cường hợp tác thực thi pháp luật giữa hai nước, phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị hiệu quả các hoạt động phạm tội buôn bán người qua biên giới và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau;
Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1.
Căn cứ vào pháp luật của mỗi Bên và các điều ước quốc tế cùng tham gia, hai Bên triển khai hợp tác trên các phương diện sau:
- Phòng ngừa tội phạm buôn bán người liên quan đến hai nước và bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân.
- Cùng đấu tranh chống hoạt động phạm tội buôn bán người liên quan đến hai nước, chuyển giao người có hành vi phạm tội, đưa nạn nhân hồi hương.
- Xây dựng các tiêu chí xác định nạn nhân bị buôn bán qua biên giới có liên quan đến hai nước, kịp thời xác định nạn nhân bị buôn bán;
- Triển khai các hoạt động đào tạo chung trong lĩnh vực điều tra các vụ án buôn bán người thường xuyên quốc gia và bảo vệ nạn nhân;
- Trao đổi thông tin về các vụ án buôn bán người qua biên giới, các quy định pháp luật có liên quan;
- Xây dựng cơ chế liên lạc tại biên giới để tăng cường trao đổi và hợp tác về đấu tranh chống buôn bán người xuyên quốc gia giữa hai nước.
Điều 2.
Hai Bên cần áp dụng những biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị buôn bán, cụ thể:
- Hai Bên không xử lý đối với hành vi xuất nhập cảnh bất hợp pháp của nạn nhân bị buôn bán hoặc các hành vi bất hợp pháp khác do việc bị buôn bán dẫn đến.
- Sau khi xác minh nhân thân nạn nhân bị buôn bán, cần đưa nạn nhân hồi hương kịp thời qua con đường chính quy.
- Hai Bên bảo vệ an toàn và bí mật cho nạn nhân bị buôn bán và có sự hỗ trợ bảo vệ thích hợp cho nạn nhân, bao gồm chỗ ăn, ở trong quá trình trung chuyển, hỗ trợ thích hợp về pháp luật, phục hồi sức khỏe, tư vấn tâm lý.
- Trong quá trình xác định, hỗ trợ tạm thời, hồi hương và thực hiện thủ tục pháp lý, nạn nhân được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm.
- Nạn nhân là người chưa thành niên phải được chăm sóc một cách đặc biệt trong việc bảo vệ, hồi hương, thực hiện thủ tục pháp lý và luôn luôn cân nhắc đến lợi ích tốt nhất của họ.
Điều 3.
Hai Bên cam kết hợp tác trước nhằm đảm bảo hồi hương an toàn và nhanh chóng cho nạn nhân:
- Một Bên sẽ thông báo trước cho Bên kia về tên, tuổi và các thông tin liên quan của nạn nhân thông qua đường ngoại giao hoặc hợp tác của Công an để hai Bên trao đổi, phối hợp thu xếp hồi hương.
- Hai Bên cần căn cứ vào trình tự mà hai Bên đã thống nhất, đơn giản hóa trình tự hồi hương để quá trình hồi hương được thông suốt, trong vòng 30 (ba mươi) ngày sau khi nhận được yêu cầu của phía Bên kia, phải hoàn thành việc xác minh nhân thân và quốc tịch của nạn nhân bị buôn bán và đảm bảo hồi hương kịp thời, an toàn cho nạn nhân.
- Bên chuyển giao nạn nhân phải thông báo cho Bên tiếp nhận trước ít nhất 05 (năm) ngày làm việc. Trao đổi tại cửa khẩu do Chính phủ hai Bên thỏa thuận mở. Cán bộ có thẩm quyền của hai Bên ký biên bản giao nhận nạn nhân.
- Hai Bên sẽ xác định cơ quan đầu mối xác minh, tiếp nhận nạn nhân và thông báo cho nhau bằng văn bản.
Điều 4.
Cơ quan chủ trì thực hiện Hiệp định này là Bộ Công an trước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công an nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Cơ quan thực hiện của hai Bên mỗi năm gặp gỡ một lần, tổ chức luân phiên tại hai nước, để trao đổi hợp tác liên quan đến phòng, chống buôn bán người. Trong trường hợp khẩn cấp, hai Bên có thể bàn bạc để xác định thời gian và địa điểm gặp gỡ lâm thời.
Chi phí đi lại quốc tế của các đoàn đại biểu được mời theo Hiệp định này sẽ do Bên được mời chi trả, chi phí tại nước đến sẽ do Bên mời chi trả, trừ trường hợp hai Bên có thỏa thuận riêng.
Điều 5.
Các thông tin nghiệp vụ được trao đổi giữa hai Bên phải tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc bảo mật. Khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Bên cung cấp thông tin, Bên nhận tin không được công bố ra bên ngoài hoặc tiết lộ cho Bên thứ 3.
Điều 6.
Hiệp định này sẽ không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của hai Bên trong việc thực hiện các điều ước quốc tế đã ký kết hoặc tham gia.
Điều 7.
Những tranh chấp nảy sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định, hai Bên cần giải quyết thông qua thỏa thuận trên tinh thần hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau.
Sau khi hai Bên đã thỏa thuận và đồng ý có thể tiến hành bổ sung, sửa đổi Hiệp định này.
Điều 8.
Khi một Bên căn cứ vào Hiệp định này đưa ra yêu cầu phối hợp giúp đỡ của phía Bên kia, nếu Bên được yêu cầu cho rằng việc thực hiện yêu cầu của Bên kia có thể ảnh hưởng đến nguyên tắc cơ bản về chủ quyền, an ninh, trật tự công cộng, các lợi ích cơ bản hoặc pháp luật của Bên được yêu cầu thì có thể từ chối phối hợp, giúp đỡ và thông báo cho Bên yêu cầu lý do từ chối
Điều 9.
Sau khi hai Bên hoàn thành thủ tục pháp lý của mỗi Bên sẽ thông báo bằng văn bản cho Bên kia qua đường ngoại giao.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày nhận được bản thông báo thứ hai.
Bất cứ Bên nào cũng có thể thông báo cho Bên kia bằng văn bản việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định vào bất kỳ thời gian nào.
Hiệp định này sẽ hết hiệu lực sau 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của phía Bên kia.
Hiệp định này được ký tại Bắc Kinh ngày 15 tháng 9 năm 2010, được lập thành 2 bản, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Trung và tiếng Anh, các văn bản này có giá trị pháp lý như nhau. Nếu có bất đồng về việc giải thích văn bản thì bản tiếng Anh sẽ được dùng làm căn cứ.
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG ANLê Hồng Anh |
THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CHND TRUNG HOA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG ANMạnh Kiến Trụ |
AGREEMENT
BETWEEN
THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
AND
THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA
ON STRENGTHENING COOPERATION ON PREVENTING AND COMBATING HUMAN TRAFFICKING
The Government of the Socialist Republic of Viet Nam and the Government of the People’s Republic of China (hereinafter referred to as “the two parties”),
Recognizing the effect of bilateral cooperation on preventing, identifying and combating human trafficking,
On the basis of mutual respect for each other’s independence, sovereignty and equality, in order to step up bilateral cooperation on law enforcement, more effectively prevent, stop and punish criminal activities of transnational human trafficking, and provide necessary protection and assistance for trafficking victims,
Have reached agreement as follows:
Article One
The two parties shall cooperate in the following areas in accordance with their respective domestic laws and international treaties to which they both are parties:
- Prevent crimes of human trafficking related with the two countries, protect and rescue the victims;
- Jointly crack down on criminal activities of human trafficking related with the two countries, transfer criminal suspects and repatriate victims;
- Formulate criteria for identifying victims of transnational human trafficking related with the two countries and timely identify the victims;
- Carry out investigations on criminal cases of transnational human trafficking and joint training in the area of trafficking victim protection;
- Exchange information concerning criminal cases of transnational human trafficking and related laws and regulations;
- Establish cross-border anti-trafficking liaison mechanism to strengthen communication and cooperation on combating transnational human trafficking in the border areas of the two countries.
Article Two
The two parties shall take appropriate measures to protect the personal safety of trafficking victims.
- The two parties shall not punish acts of victims illegally entering (exiting) their national territories or other illegal acts as an immediate result of being trafficked;
- Any victim, as soon as his/her identity is confirmed, should be timely repatriated through official channels;
- The two parties shall protect the victims’ safety and privacy, provide them with appropriate assistance and protection, including accommodation on the way of transfer, legal assistance; physical rehabilitation and psychological consultation;
- The victims should be accorded with humanitarian treatment and dignity in the process of identification, provisional assistance, repatriation and legal procedures;
- In case of victims under age, they should be accorded with special care in the process of protection, repatriation and legal procedures, with their interests as juveniles taken into consideration to the greatest extent.
Article Three
The two parties shall cooperate to ensure the victims’ safe and timely repatriation.
- One party shall notify the other through diplomatic or police cooperation channels the names of victims and related information, so that the two parties can discuss and arrange repatriation;
- The two parties shall, in keeping with their agreed procedures, simplify the repatriation procedures with unimpeded repatriation channels and complete the work on identifying the victims’ nationality and verifying their identities within thirty days as from the date of receiving request from the other party, so as to ensure the victims’ safe and timely repatriation.
- The receiving party shall be notified about the transfer of victims five working days in advance. The transfer should be conducted at open ports as specified by the two governments and officials concerned of the two parties should sign the transfer document.
- The two parties shall designate their respective competent authorities for verifying and receiving the victims and notify each other about the designations by writing.
Article Four
The competent authorities as stipulated in this Agreement are respectively the Ministry of Public Security of the Socialist Republic of Viet Nam and the Ministry of Public Security of the People’s Republic of China. The competent authorities of the two countries shall meet once every year by rotation to discuss matters related to collaboratively combating human trafficking. In case of an emergency, the two parties may decide through consultations a provisional time and spot for their meeting.
The international round-trip travel expenses by a delegation (group) dispatched in accordance with this Agreement shall be borne by the dispatching party and their expenses during the stay in the receiving party shall be borne by the receiving party, except otherwise agreed in advance.
Article Five
The information exchanged between the two parties must be kept strictly confidential. Without the written agreement of the providing party, the receiving party must not make it public or disclose it to a third party.
Article Six
This Agreement shall not affect the respective rights and obligations of the two countries under other international treaties which they have concluded or acceded to.
Article Seven
Any dispute arising in the course of implementing this Agreement shall be settled through consultations between the two parties in the spirit of friendship and mutual understanding.
This Agreement may be supplemented or amended with the agreement of the two parties through consultations.
Article Eight
When one party submits a request to the other party in accordance with this Agreement and if the requested party considers that implementation of the other party’s request may undermine its own sovereignty, security, public order, basic interests or basic principles of law, it may refuse to provide such an assistance and should notify the other party about the reason for refusal.
Article Nine
The two parties shall notify each other through diplomatic channels about the completion of their legal procedures on the Agreement. The present Agreement shall come into force after the second notification is received. Either party may notify the other party in written form about the termination of this Agreement, which will cease to be effective three months after the other party receives such a notification.
Done in duplicate on 15th September, 2010 at Beijing in China in the Chinese, Vietnamese and English languages, all texts being equally authentic. In case of any disagreement regarding interpretation, the English text shall prevail.
FOR THE GOVERNMENT OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAMGeneral Le Hong Anh Minister of Public Security |
FOR THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINAMeng Jian Zhu Minister of Public Security |