DỰ ÁN Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch COVID-19 tại Việt Nam (SPR-COVID)
Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2023
Khoản viện trợ số TF-B6532
Gói thầu: Trợ lý Dự án tỉnh Vĩnh Phúc, Mã gói thầu: CSI-15.1
Gói thầu: Trợ lý Dự án tỉnh Khánh Hòa, Mã gói thầu: CSI-15.2
Gói thầu: Trợ lý Dự án tỉnh Long An, Mã gói thầu: CSI-15.3
- Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nhận được một khoản viện trợ không hoàn lại (dưới đây gọi là “Khoản viện trợ”) từ Ngân hàng Thế giới để thực hiện Dự án Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩnd bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Một phần của khoản viện trợ này dự định sẽ được sử dụng để chi trả cho Hợp đồng dịch vụ tư vấn cá nhân: Trợ lý Dự án tỉnh (1 vị trí/ tỉnh: Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Long An) (“Dịch vụ tư vấn”)
- Chi tiết dịch vụ tư vấn (“Dịch vụ”) bao gồm: Điều phối việc thực hiện các hoạt động tại tỉnh phù hợp với các giá trị, chiến lược và chính sách của Ngân hàng Thế giới và ISDS; đảm bảo tất cả các dự án đều được điều phối và quản lý tốt, nhằm đạt được mục tiêu dự án và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực; làm việc với Ban Điều phối Dự án (BĐPDA) cấp tỉnh, Ban Quản lí Dự án Trung ương (BQLDATU) và các tư vấn để triển khai, giám sát và đánh giá các hoạt động dự án để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tư vấn dự kiến làm việc 18 tháng công thực hiện từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2024.
Chi tiết được mô tả trong điều khoản tham chiếu (TOR) dưới đây.
- ISDS mời các ứng viên hợp lệ bày tỏ quan tâm để cung cấp dịch vụ nêu trên. Các ứng viên cần cung cấp thông tin thể hiện năng lực đáp ứng các yêu cầu để thực hiện dịch vụ này.
- Các tư vấn cần lưu ý các quy định tại Mục III, các đoạn 3.14, 3.16 và 3.17 của Quy chế đấu thầu mua sắm dành cho Bên vay vốn tài trợ dự án đầu tư của Ngân hàng Thế giới, Phiên bản thứ tư, tháng 11 năm 2020 (“Quy chế Đấu thầu mua sắm”), trong đó có quy định về chính sách của Ngân hàng Thế giới về xung đột lợi ích.
- Tư vấn sẽ được lựa chọn theo các thủ tục về tuyển chọn tư vấn cá nhân được nêu trong Quy chế Đấu thầu Mua sắm.
- Để biết thêm thông tin chi tiết, đề nghị liên hệ với địa chỉ dưới đây trong giờ hành chính: 8h30: 17h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
- Hồ sơ quan tâm bằng văn bản (tiếng Việt hoặc Tiếng Anh) phải được gửi đến đến điạ chỉ dưới dây bằng cách nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua email trước 13h00 ngày 29/06/2023.
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
Lô 81 – TT4, Mỹ Đình – Sông Đà, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
T: (+84 24) 3 782 0058 | Email: isds.covid@gmail.com | Website: www.isds.org.vn
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Vị trí: Trợ lý Dự án tỉnh
Làm việc tại: Tỉnh dự án (1 vị trí/tỉnh: Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Long An)
Thời gian: Đến 31 tháng 12 năm 2024 (dự kiến 8 ngày làm việc/ tháng)
Báo cáo cho: Điều phối viên tỉnh
1. TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Thông tin chung
Dự án Tăng cường Năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch COVID-19 tại Việt Nam (SPR-COVID) trong 3 năm (01/2022 – 12/2024) được phát triển và thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS). Dự án được nhận khoản viện trợ 2,75 triệu đô từ Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản thông qua Ngân hàng Thế giới.
-
- Địa bàn: Vĩnh Phúc, Khánh Hòa và Long An. 3 huyện tại mỗi tỉnh và 3 xã tại mỗi huyện, tổng 9 huyện 27 xã.
- Đối tác địa phương: Sở Y tế tại 3 tỉnh dự án. Trung tâm Y tế tại 9 huyện dự án, Ủy ban Nhân dân và Trạm Y tế tại 27 xã dự án.
- Đối tượng hưởng lợi chính: toàn bộ dân số, chính quyền địa phương và các bên liên quan, các nhân viên y tế cấp cơ sở và các nhân viên tuyến đầu tại các tỉnh dự án. Dự án cũng sẽ mang lại lợi ích cho các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm người cao tuổi, người nghèo, lao động nhập cư phi chính thức, người dân tộc thiểu số và các nhóm dân cư liên quan đến HIV như người nhiễm HIV/ AIDS, người sử dụng ma túy và phụ nữ mại dâm
1.2. Mục tiêu dự án
Mục tiêu phát triển của dự án là tăng cường năng lực cộng đồng, bao gồm các nhóm dân cư dễ bị tổn thương và các nhân viên tuyến đầu trong việc chuẩn bị và ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng như các trường hợp khẩn cấp về y tế khác tại các tỉnh dự án.
Mục tiêu phát triển dự án sẽ đạt được thông qua:
-
- Nâng cao năng lực của chính quyền địa phương và các bên liên quan trong việc hợp tác liên ngành để chuẩn bị và ứng phó với COVID-19 và/hoặc các sự kiện y tế khẩn cấp khác;
- Nâng cao năng lực của các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương trong việc kiểm soát lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu trong thời kỳ đại dịch và/hoặc các sự kiện y tế khẩn cấp khác trong tương lai;
- Nâng cao năng lực nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu tuyến xã trong việc hỗ trợ điều trị và chuyển tuyến các ca nhiễm;
- Nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của các cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là các thành viên của các nhóm dân số dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nhiều nhất trong việc phòng chống lây nhiễm, giám sát và chăm sóc sức khỏe tại nhà;
- Giảm tác động của COVID-19 đối với các cá nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất thuộc các nhóm dân số dễ bị tổn thương
1.3. Các hợp phần dự án
Dự án bao gồm 4 hợp phần:
-
- Hợp phần 1. Xây dựng năng lực ở cấp cơ sở về Chuẩn bị, Ứng phó, Phục hồi và Khả năng phục hồi từ COVID-19 và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe khác
- Hợp phần 2. Nâng cao nhận thức và kiến thức nhằm thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng thông qua truyền thông về nguy cơ
- Hợp phần 3. Xây dựng và thí điểm mô hình hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương để chuẩn bị và ứng phó với COVID-19
- Hợp phần 4. Quản lý và Điều hành Dự án, Giám sát và Đánh giá, và Phổ biến kiến thức
1.4. Bố trí thực hiện dự án
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) là đơn vị thực hiện dự án. Sau khi được phê duyệt bởi Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam, ISDS sẽ thiết lập cấu trúc và cơ chế để thực hiện dự án, bao gồm Ban Quản lý Dự án cấp Trung Ương (BQLDATU), Nhóm Cố vấn Kỹ thuật (NCVKT), Ban Điều phối Dự án cấp tỉnh (BĐPDA) và các đơn vị liên quan ở cấp địa phương.
BQLDATU chịu trách nhiệm cho việc triển khai dự án, bao gồm: mua sắm, giải ngân, quản lý tài chính, điều phối các BĐPDA cấp tỉnh, giám sát, báo cáo và đánh giá. BQLDATU được thành lập tại văn phòng ISDS, bao gồm: a) các nhân viên chủ chốt: Giám đốc Dự án, Kế toán trưởng, Kế toán viên, và Nhân viên Hành chính; b) Nhóm tư vấn dự án toàn thời gian và bán thời gian: Giám đốc Kỹ thuật, Cán bộ dự án, Cán bộ dự án cấp cao kiêm Chuyên gia mua sắm, và c) nhóm chuyên gia tư vấn ngắn hạn trong nhiều lĩnh vực (y tế công cộng, truyền thông, công tác xã hội, điều phối) để hỗ trợ BQLDATU và BĐPDA tỉnh thực hiện các hoạt động dự án.
Nhóm Cố vấn Kỹ thuật (NCVKT) được thành lập sau khi dự án có hiệu lực nhằm cung cấp hỗ trợ kĩ thuật chuyên sâu để đảm bảo tính tuân thủ với các hướng dẫn của Bộ Y tế trong các hoạt động nâng cao năng lực.
BĐPDA tỉnh được thành lập tại các tỉnh dự án. Một điều phối viên cấp tỉnh sẽ được tuyển dụng tại địa phương để hỗ trợ triển khai dự án. Nhiệm vụ của BĐPDA cấp tỉnh bao gồm, nhưng không giới hạn, các điểm sau: hỗ trợ BQLDATU phát triển và rà soát kế hoạch hoạt động hàng năm, điều phối triển khai các hoạt động dự án tại xã, giám sát dự án hàng ngày, điều phối và hỗ trợ mạng lưới tình nguyên viên các nhóm dễ bị tổn thương và giám sát, đánh giá định kì các hoạt động dự án.
2. TRÁCH NHIỆM CỦA TƯ VẤN
2.1. Nhiệm vụ cụ thể:
-
- Hỗ trợ Điều phối viên tỉnh và các thành viên Ban Điều phối tỉnh triển khai Dự án;
- Hỗ trợ thu thập và rà soát chứng từ tài chính của các hoạt động dự án được triển khai tại địa phương;
- Hỗ trợ quản lý các hợp đồng tại địa phương;
- Thực hiện các chuyến đi giám sát hỗ trợ theo yêu cầu;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao bởi BĐPDA tỉnh và BQLDATU
2.2. Thời hạn giao kết quả công việc
BQLDATU sẽ xác định các loại báo cáo và thời hạn giao báo cáo.
2.3. Cơ sở vật chất được dự án cung cấp
Dự án sẽ hỗ trợ Trợ lý Dự án tỉnh truy cập vào các thông tin và tài liệu dự án. Các trang thiết bị làm việc sẽ được cung cấp dựa trên cân nhắc về tính cần thiết cho vị trí này.
3. YÊU CẦU VỀ TRÌNH ĐỘ VÀ KINH NGHIỆM
-
- Là công dân Việt Nam, ưu tiên người địa phương (cả tạm trú và thường trú);
- Bằng Cao đẳng trong các linh vực ngôn ngữ, kinh tế, khoa học xã hội hoặc các lĩnh vực khác có liên quan;
- Kinh nghiệm làm việc với nhiều nhóm dân số, ưu tiên người đã là làm việc với các nhóm dễ bị tổn thương;
- Có khả năng làm việc hiệu quả với BĐPDA tỉnh và BQLDATU;
- Ưu tiên người có kinh nghiệm làm Dự án nhận tài trợ;
- Ưu tiên người có kinh nghiệm làm việc với chính quyền địa phương
- Có kĩ năng làm việc nhóm tốt, tinh thần hỗ trợ lẫn nhau.
VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) là một tổ chức khoa học công nghệ, thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). ISDS được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 2002 theo Quyết định 486/TC-LHH. Đến nay, ISDS đã trở thành một trong những cơ quan nghiên cứu có uy tín ở Việt Nam vì chất lượng của công việc và những cam kết ứng dụng kiến thức khoa học vào việc giải quyết các vấn đề quốc gia – vừa cung cấp kiến thức vừa tạo ảnh hưởng dẫn đến thay đổi tích cực. Các dự án và hoạt động của ISDS tập trung chủ yếu tới các vấn đề về thúc đẩy bình đẳng giới, di cư an toàn, và hoà nhập xã hội cho các nhóm thiểu số. Các hoạt động của ISDS bao gồm nghiên cứu, vận động thay đổi chính sách, tư vấn kỹ thuật, tập huấn, và phát triển cộng đồng và truyền thông thay đổi hành vi.
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
Lô 81 – TT4, Mỹ Đình – Sông Đà, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
T: (+84 24) 3 782 0058 | Email: isds.covid@gmail.com | Website: www.isds.org.vn