DỰ ÁN: TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO CẤP CƠ SỞ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG VÀ ỨNG PHÓ ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI VIỆT NAM
Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2022
Khoản viện trợ số TF-B6532
Gói thầu: Tư vấn xây dựng và triển khai mạng lưới chăm sóc các nhóm dễ bị tổn thương
Mã gói thầu: CSI-6
- Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội nhận được một khoản viện trợ không hoàn lại (dưới đây gọi là “Khoản viện trợ”) từ Ngân hàng Thế giới để thực hiện Dự án Tăng cường năng lực cho cấp cơ sở chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó đại dịch COVID-19 tại Việt Nam. Một phần của khoản viện trợ này dự định sẽ được sử dụng để chi trả cho Hợp đồng dịch vụ tư vấn cá nhân: Tư vấn xây dựng và triển khai mạng lưới chăm sóc các nhóm dễ bị tổn thương (“Dịch vụ tư vấn”)
- Chi tiết dịch vụ tư vấn (“Dịch vụ”) bao gồm: Hỗ trợ hoạt độngHợp phần 3: Xây dựng và thí điểm mô hình hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương để chuẩn bị và ứng phó với COVID-19. Tư vấn dự kiến làm việc toàn thời gian đến tháng 12/2024, hợp đồng xem xét lại dựa trên kết quả công việc hàng năm. Chi tiết được mô tả trong điều khoản tham chiếu (TOR) được đính kèm thư này.
- Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội mời các ứng viên hợp lệ bày tỏ quan tâm để cung cấp dịch vụ nêu trên. Các ứng viên cần cung cấp thông tin thể hiện năng lực đáp ứng các yêu cầu để thực hiện dịch vụ này.
- Các tư vấn cần lưu ý các quy định tại Mục III, các đoạn 3.14, 3.16 và 3.17 của Quy chế đấu thầu mua sắm dành cho Bên vay vốn tài trợ dự án đầu tư của Ngân hàng Thế giới, Phiên bản thứ tư, tháng 11 năm 2020 (“Quy chế Đấu thầu mua sắm”), trong đó có quy định về chính sách của Ngân hàng Thế giới về xung đột lợi ích.
- Tư vấn sẽ được lựa chọn theo các thủ tục về tuyển chọn tư vấn cá nhân được nêu trong Quy chế Đấu thầu Mua sắm.
- Để biết thêm thông tin chi tiết, đề nghị liên hệ với địa chỉ dưới đây trong giờ hành chính: 8h30: 17h từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
- Hồ sơ quan tâm bằng văn bản (tiếng Việt hoặc Tiếng Anh) phải được gửi đến đến điạ chỉ dưới dây bằng cách nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua email trước 9h00 Thứ Năm ngày 18/08/2022.
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội
Lô 81 – TT4, Mỹ Đình – Sông Đà, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
T: (+84 24) 3 782 0058
Email: isds.covid@gmail.com
Website: www.isds.org.vn
ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU
Vị trí: Tư vấn xây dựng và triển khai mạng lưới chăm sóc các nhóm dễ bị tổn thương
Di chuyển tới địa bàn dự án: có yêu cầu
Thời gian: toàn thời gian đến tháng 12/2024, hợp đồng xem xét lại dựa trên kết quả công việc hàng năm
Báo cáo cho: Giám đốc Dự án
1. TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Thông tin chung
Dự án Tăng cường năng lực của cấp cơ sở để chuẩn bị ứng phó đại dịch COVID-19 tại Việt Nam (“SPRCOVID”) kéo dài 3 năm (1/2022-12/2024) được Viện Nghiên cứ Phát triển Xã hội phát triển và triển khai. Dự án được nhận khoản viện trợ phi ODA trị giá 2.75 triệu đô la Mỹ từ Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản (JSDF) thông qua Ngân hàng Thế giới.
- Địa bàn dự án: Vĩnh Phúc, Khánh Hòa và Long An, Tại mỗi tỉnh, dự án lựa chọn 9 xã thuộc 3 huyện. Tổng số xã triển khai dự án là 27 xã..
- Đối tác địa phương: Sở Y tế 3 tỉnh, Trung tâm Y tế 9 huyện, Ủy ban Nhân dân và Trạm y tế 27 xã.
- Người hưởng lợi chính: toàn bộ dân số, chính quyền địa phương và các bên liên quan, các nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu và các nhân viên tuyến đầu tại các xã dự án. Dự án cũng sẽ mang lại lợi ích cho các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm người già, lao động nhập cư phi chính thức, người dân tộc thiểu số và các nhóm dân cư liên quan đến HIV như người nhiễm HIV/ AIDS, người sử dụng ma túy và phụ nữ mại dâm
1.2. Mục tiêu dự án
Mục tiêu phát triển của dự án là tăng cường năng lực cộng đồng, bao gồm các nhóm dân cư dễ bị tổn thương và các nhân viên tuyến đầu trong việc chuẩn bị và ứng phó với đại dịch COVID-19 cũng như các trường hợp khẩn cấp về y tế khác tại các tỉnh dự án.
Mục tiêu phát triển dự án sẽ đạt được thông qua:
- Nâng cao năng lực của chính quyền địa phương và các bên liên quan trong việc hợp tác liên ngành để chuẩn bị và ứng phó với COVID-19 và / hoặc các sự kiện y tế khẩn cấp khác.
- Nâng cao năng lực của các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương trong việc kiểm soát lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu trong thời kỳ đại dịch và / hoặc các sự kiện y tế khẩn cấp khác trong tương lai.
- Nâng cao năng lực nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu tuyến xã trong việc hỗ trợ điều trị và chuyển tuyến các ca nhiễm.
- Nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành của các cá nhân trong cộng đồng, đặc biệt là các thành viên của các nhóm dân số dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng nhiều nhất trong việc phòng chống lây nhiễm, giám sát và chăm sóc sức khỏe tại nhà.
- Giảm tác động của COVID-19 đối với các cá nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất thuộc các nhóm dân số dễ bị tổn thương
1.3. Các hợp phần dự án
Dự án bao gồm 4 hợp phần:
- Hợp phần 1. Xây dựng năng lực ở cấp cơ sở về Chuẩn bị, Ứng phó, Phục hồi và Khả năng phục hồi từ COVID-19 và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe khác
- Hợp phần 2. Nâng cao nhận thức và kiến thức nhằm thay đổi thái độ và hành vi của cộng đồng thông qua truyền thông về nguy cơ
- Hợp phần 3. Xây dựng và thí điểm mô hình hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương để chuẩn bị và ứng phó với COVID-19
- Hợp phần 4. Quản lý và Điều hành Dự án, Giám sát và Đánh giá, và Phổ biến kiến thức
1.4. Mục đích tuyển tư vấn
Điều khoản tham chiếu này được xây dựng để tuyển 1 tư vấn hỗ trợ hoạt động Hợp phần 3: Xây dựng và thí điểm mô hình hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương để chuẩn bị và ứng phó với COVID-19. Mô hình sẽ được phát triển dưới dạng các mạng lưới tình nguyện của nhóm người già, dân tộc thiểu số, lao động nhập cư, nhóm liên quan HIV bao gồm những người nhiễm HIV/AIDS, người sử dụng ma túy, người quan hệ đồng tính nam và phụ nữ mại dâm.
Dựa trên kinh nghiệm của ISDS trong hỗ trợ những người dễ bị tổn thương về các phòng ngừa và ứng phó HIV/ AIDS, dự án sẽ huy động các mạng lưới sẵn có hoặc tổ chức các mạng lưới mới của các nhóm người già, dân tộc thiểu số, lao động nhập cư, nhóm liên quan HIV,nhằm tiếp cận và hỗ trợ các cá nhân bị ảnh hưởng nhiều nhất trong các cộng đồng này tại các xã dự án. Thành viên chủ chốt của các mạng lưới này là những người nhiệt tình từ chính cộng đồng của họ – những người có hiểu biết rõ nhất về các vấn đề mà cộng đồng họ gặp phải và tình nguyện tham gia dự án để thành lập và vận hành các mạng lưới.
Hoạt động chính của Hợp phần này bao gồm: i/ thành lập 8 mạng lưới tại các xã dự án; ii/ xây dựng và tăng cường năng lực cho các mạng lưới để họ tiếp cận đến những người cùng cộng đồng và phổ biến các thông tin và kiến thức về phòng chống và giảm thiểu tác động xấu của COVID-19; iii/ hỗ trợ tâm lý, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, phòng tránh bạo lực gia đình và hỗ trợ hiện vật tới những người khó tiếp cận và dễ bị tổn thương để chuẩn bị, ứng phó và giảm thiểu tác động của COVID-19.
2. TRÁCH NHIỆM CỦA TƯ VẤN
2.1. Nhiệm vụ cụ thể
- Làm việc với địa phương tìm hiểu mạng lưới sẵn có cũng như hinh thành mạng lưới mới trong các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm: Nhóm người lao động di cư, nhóm người cao tuổi, nhóm người dân tộc thiểu số, nhóm bị ảnh hưởng bởi HIV;
- Dự thảo chiến lược và kế hoạch để thành lập và vận hành các mạng lưới tình nguyện của các nhóm dễ bị tổn thương tại địa bàn dự án;
- Làm việc với điều phối viên địa phương để thành lập 8 mạng lưới của người già, dân tộc thiểu số, lao động nhập cư, nhóm liên quan HIV, bắt đầu với 8-10 thành viên chủ chốt. Các mạng lưới này sẽ được thành lập tại 8 xã dự án, sau khi thảo luận cụ thể với BQLDATƯ;
- Làm việc với các thành viên chủ chốt để phát triển chiến lược và kế hoạch cho các hoạt động cụ thể của mỗi mạng lưới
- Hướng dẫn và hỗ trợ các thành viên chủ chốt của từng mạng lưới tiếp cận các thành viên khác trong cộng đồng và mở rộng mạng lưới lên 30 – 40 thành viên;
- Hướng dẫn và hỗ trợ các thành viên chủ chốt vận hành các mạng lưới với, nhưng ko giới hạn bởi: các hoạt động sau: tổ chức họp, lựa chọn lãnh đạo mạng lưới, phát triển các kế hoạch hàng tháng/ hàng quý cụ thể, xác định nhu cầu của các thành viên, các hội thảo nâng cao năng lực, thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho các thành viên cần nhất của mạng lưới, v.v.
- Biên soạn tài liệu tập huấn toàn diện – bao gồm không chỉ kiến thức và kĩ năng liên quan đến COVID-19 mà còn liên quan đến xây dựng nhóm, bình đẳng giới, bạo lực giới, hỗ trợ tâm lý, v.v. để giúp các thành viên trong mạng lưới tăng cường khả năng phòng tránh và ứng phó với COVID-19 cũng như các tình huống khẩn cấp khác về sức khỏe tương tự. Tài liệu này cần được tham vấn với các thành viên trong mạng lưới và điều phối viên địa phương để đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các nhóm cụ thể và phù hợp với bối cảnh địa phương;
- Đào tạo mới và đào tạo lại cho các thành viên chủ chốt;
- Tài liệu hóa các bài học kinh nghiệm thành hướng dẫn kĩ thuật cho việc thành lập, triển khai, giám sát và đánh giá mô hình;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công.
2.2. Kết quả đầu ra và thời hạn dự kiến
STT | Đầu ra | Thời hạn dự kiến | Ghi chú |
1 | Báo cáo đánh giá nhanh về tình hình mạng lưới sẵn có và đề xuất xây dựng mạng lưới mới trong các nhóm dễ bị tổn thương tại vùng dự án, bao gồm: Nhóm người lao động di cư, nhóm người cao tuổi, nhóm người dân tộc thiểu số, nhóm bị ảnh hưởng bởi HIV | 30 ngày sau khi kí hợp đồng | Ngay sau khi hợp đồng được ký kết, tư vấn sẽ bắt đầu thu thập thông tin của các mạng lưới phối hợp với các điều phối viên cấp tỉnh và lập báo cáo này. |
2 | Dự thảo chiến lược và kế hoạch để thành lập và vận hành các mạng lưới tình nguyện của các nhóm dễ bị tổn thương tại địa bàn dự án | 40 ngày sau khi kí hợp đồng | Sau khi hoàn thành việc đánh giá các mạng lưới, tư vấn sẽ soạn thảo các chiến lược và kế hoạch làm việc để thiết lập và vận hành các mạng lưới ở một số xã được chọn
|
3 | Lựa chọn 8-10 thành viên chủ chốt và hoàn thiện chiến lược và kế hoạch hoạt động | 30/11/2022 | Tại mỗi xã được chọn, tư vấn sẽ xác định 8-10 tình nguyện viên sẽ là thành viên cốt lõi của mỗi mạng lưới và sẽ điều hành mạng lưới dưới sự giám sát chặt chẽ và hỗ trợ kỹ thuật của tư vấn. |
4 | Mở rộng mạng lưới lên 30 – 40 thành viên | 30/10/2024 | Dự kiến, mỗi tình nguyện viên sẽ tiếp cận và mời được 3-4 người tham gia mạng lưới. |
5 | Tài liệu tập huấn toàn diện | 20/1/2023 | Tư vấn sẽ phát triển một gói đào tạo bao gồm kiến thức và kỹ năng về COVID-19 cũng như kiến thức và kỹ năng về xây dựng nhóm, bình đẳng giới, bạo lực giới và hỗ trợ tâm lý. |
6 | Tập huấn cho thành viên chủ chốt của các nhóm | Lần 1: 20/03/2023
Nhắc lại: phụ thuộc kế hoạch cụ thể |
Tư vấn sẽ thực hiện tập huấn. |
7 | Hỗ trợ kĩ thuật để vận hành và giám sát mạng lưới | Thường xuyên | Tư vấn sẽ hướng dẫn các tình nguyện viên tiến hành các cuộc họp nhằm nâng cao năng lực của mạng lưới cũng như các hoạt động xây dựng nhóm, hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong mạng lưới. Tư vấn sẽ lập báo cáo giám sát hàng quý. |
8 | Hướng dẫn kĩ thuật cho việc thành lập, triển khai, giám sát và đánh giá mô hìn | 15/09/2024 | Tư vấn sẽ soạn thảo hướng dẫn kỹ thuật trong quá trình làm việc với hệ thống mạng. Dự kiến, hướng dẫn này sẽ phục vụ việc nhân rộng mô hình can thiệp cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương và sẽ được chia sẻ với các tỉnh khác. |
9 | Báo cáo về các mô hình thí điểm và bài học kinh nghiệm (tiếng Anh và tiếng Việt) | 30/10/2024 | Tài liệu hóa dưới dạng báo cáo về quá trình thành lập và vận hành, các bài học kinh nghiệm |
10 | Báo cáo hàng quý và hàng năm và đột xuất theo yêu cầu của Dự án | Thường kì và theo yêu cầu của Dự án | Báo cáo được gửi cho BQLDATƯ |
2.3. Cơ sở vật chất được dự án cung cấp
Dự án sẽ hỗ trợ tư vấn khu vực làm việc tại văn phòng dự án với internet và quyền truy cập các thông tin và tài liệu dự án.
3. YÊU CẦU VỀ TRÌNH ĐỘ VÀ KINH NGHIỆM
- Có bằng Thạc sĩ trở lên trong lĩnh vực tâm lý học, công tác xã hội hoặc y tế công cộng;
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển cộng đồng;
- Có kinh nghiệm làm việc với các nhóm cộng đồng, nhóm dễ bị tổn thương;
- Có kinh nghiệm về xây dựng mạng lưới tự hỗ trợ trong các nhóm cộng đồng;
- Có kiến thức và kinh nghiệm làm việc với các dự án tài trợ quốc tế;
- Có kỹ năng đào tạo;
- Kỹ năng tiếng Anh tốt.
VỀ VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Viện Nghiên Cứu Phát triển Xã hội (ISDS) là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ thành lập vào ngày 27 tháng 05 năm 2002 và trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Các hoạt động của ISDS bao gồm nghiên cứu, vận động chính sách, truyền thông và nâng cao năng lực cho cộng đồng. Tầm nhìn của ISDS là một Việt Nam xóa đói nghèo, tiếng nói mọi người được lắng nghe, công lý xã hội được thực thi, đa dạng xã hội được cổ vũ và xã hội bình đẳng cho mọi người. Sứ mệnh của ISDS là làm việc với các đối tác trong và ngoài nước xây dựng một xã hội Việt Nam công bằng, dân chủ, hòa nhập và có sự tham gia, với trọng tâm là thúc đẩy quyền của các nhóm thiệt thòi
Liên hệ: (Bà) Nguyễn Thùy Phương, Quản lý Hành chính
Viện Nghiên cứu Xã hội
Lô 81-TT4, Khu đô thị Mỹ Đình Sông Đà, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Tp Hà Nội.
Tel. 024 37820058; Mobile: 0936868308; Email: thuyphuong@isds.org.vn
Website: www.isds.org.vn